02 Bí quyết kiểm soát chi tiêu thông minh ÍT NGƯỜI BIẾT

Nếu bạn đang gặp vấn đề về chi tiêu quá đà, chi tiêu không kiểm soát hoặc đang muốn gia tăng khoản tiết kiệm cho mình thì đây là bài viết dành cho bạn.

Bạn có đồng ý với tôi rằng bạn có thu nhập cao hay thấp không quan trọng bằng việc cuối cùng, bạn dư dã bao nhiêu để có thể tiết kiệm và đầu tư. Thế nên, bên cạnh việc “tăng thu nhập”, tối ưu hóa khoản tiết kiệm bằng cách “chi tiêu hiệu quả”là điều cần thiết.

Bạn ra sức làm lụng vất vả mà tiêu tiền một cách không hợp lý thì cũng bằng không. Hãy trở thành một người sử dụng tiền thông minh qua việc kiểm soát chi tiêu, tôi sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo đơn giản ở bài viết này.

BÍ QUYẾT 1 – THỐNG KÊ THU CHI CỤ THỂ

Bạn sẽ không biết mình chi bao nhiêu cho đến khi bạn tập cho mình thói quen ghi lại Thu – chi mỗi ngày. Đây là một mẹo sẽ rất hữu ích cho bạn.

Hãy chia khoản chi của mình thành 3 loại: Chi phí thiết yếu, Chi phí tiêu chuẩn và Chi phí phát sinh.

1- Chi phí thiết yếu

Là khoản tiền bạn bắt buộc chi hàng tháng cho những thứ thiết yếu trong cuộc sống: tiền ăn uống, xăng xe, điện, mua vật dụng cá nhân như kem đánh răng, dầu gội đầu,… bạn không thể không sử dụng chúng. Khoản tiền này cho biết, mức sống tối thiểu của bạn là bao nhiêu.

2- Chi phí tiêu chuẩn

Là những khoản chi dành cho dự định của bạn như mua điện thoại, đăng kí học tiếng Anh, mua mỹ phẩm,… Những thứ hỗ trợ sự phát triển của bạn, những thứ bạn có dự định mua,… Số tiền này thường được sử dụng dựa trên kế hoạch có sẵn.

3- Chi phí phát sinh

Là những khoản tiền đến một cách bất ngờ, không trong kế hoạch/dự tính của bạn và bắt buộc phải chi hoặc bạn đang mua hàng theo cảm xúc.
Ví dụ: đám cưới, bị công an phạt, sửa xe, …

Những khoản này thường bạn sẽ dùng khoản dự phòng để chi tiêu. Nếu không có, bạn buộc phải cắt bớt thu nhập để chi và nó sẽ khiến bạn tiết kiệm ít hơn, vì trên thực tế, những chi phí này không mang lại giá trị nhiều.

Sau khi đã thống kê được chi phí một tháng, hãy dành thời gian để review xem mình đã chi những khoản nào không cần thiết, và cân nhắc để không lặp lại.

BÍ QUYẾT 2 – CHI TIÊU THÔNG MINH

Trước khi mua một món đồ nào đó hãy tự hỏi mình 2 câu hỏi:

1/ TÔI CÓ THỰC SỰ CẦN NÓ KHÔNG?

2/ GIÁ CẢ CÓ TƯƠNG XỨNG VỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM KHÔNG?

Khai thác 2 câu hỏi này, sẽ giúp bạn chi tiêu một cách hợp lý hơn, tránh chi tiêu quá đà và mua những thứ không cần thiết và không chất lượng.

Hãy luôn nhớ rằng, việc bạn chi tiêu hết hoặc gần hết số tiền bạn có thể kiếm được, trong ngắn hạn nó sẽ khiến bạn thỏa mãn những cảm xúc nhất thời,nhưng về dài hạn nó có thể khiến bạn rơi vào khủng hoảng hoặc bế tắc, thế nên trước khi chi hãy suy nghĩ thật cân nhắc.

Tóm lại, để có thể kiểm soát tốt chi tiêu hàng tháng, nên lập bảng thống kê chi tiêu gồm 3 khoản: chi phí thiết yếu, chi phí tiêu chuẩn và chi phí phát sinh, cập nhật chúng hằng ngày và review định kỳ hàng tháng.

Đồng thời, khi mua một món đồ, hãy cân nhắc kỹ xem mình có thực sự cần nó hay không, chất lượng có tương xứng với giá tiền bỏ ra hay không rồi hãy quyết định.

Cảm ơn bạn đã đọc đến đây, chúc bạn sớm đạt được Thịnh vượng Tài chính.

Nguồn: Tổng hợp

Nguyễn Ngọc Định
Nguyễn Ngọc Định
Chỉ đơn giản là mình muốn ghi lại hành trình đạt được sự tự do tài chính và đạt đến sự thịnh vượng trong tiền bạc. Và có một cuộc sống mà không cần nghĩ đến tiền.

Similar Articles

Comments

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Advertismentspot_img

Instagram

Most Popular