7 key về quản lý tài chính cá nhân mà mình đã áp dụng

Quản lý Tài chính cá nhân là chủ đề mà trước 26 tuổi nó khá là xa lạ với mình, hầu như không ai chỉ và hướng dẫn mình về nó cho đến khi một ngày mình nhận ra rằng trong tài khoản ngân hàng có thời điểm không có trên 10 triệu đồng.

Bạn không nghe nhầm đâu, chính xác là như thế! Mình hoàn toàn rổng túi vì thoái quen chi tiêu mất kiểm soát và đôi khi còn âm số tiền kiếm được.

Bạn sẽ còn bất ngờ hơn nữa khi biết mình là 1 người khởi nghiệp và vị trí là CEO cho một công ty về E-Commerce.

26 tuổi và câu hỏi trong đầu mình thường hiện lên: “Bao lâu thì có 1 tỷ?” có vẻ quá xa vời nếu như mình còn tiếp tục thói quen chi tiêu như hiện tại và không có kế hoạch tài chính cá nhân tốt để quản lý tiền bạc.

Chưa nói đến 1 tỷ, 100 triệu tích lũy đầu tiên cũng là 1 con số mình cần phải đạt được để trở nên tự tin hơn trong quá trình xây dựng tài chính cá nhân.

Và lúc này mình đã tìm đến các kênh Youtube, các Blog, Group về quản lý tài chính cá nhân để tìm đọc các nội dung và nghe về tài chính.

Thời điểm này mình tìm đến kênh Youtube của anh Hiếu TV, và tìm đến cuốn sách Tài Chính Cá Nhân của Thầy Lâm Minh Chánh để đọc thêm.

Ngoài ra mình còn xem khá nhiều video về quản lý dòng tiền, xây dựng tháp tài sản, đầu tư tài chính,v.v khá là nhiều nội dung mình nạp vào đầu thời gian này.

Và một số key chính mà mình đúc kết được trong quá trình tự nghiên cứ và mày mò, hy vọng chia sẻ để các bạn có thêm thông tin và áp dụng nhé!

Bạn có thể xem lại bài viết: 26 tuổi và bao lâu thì có 1 tỷ?

7 key về quản lý tài chính cá nhân siêu hay ho

Sống dưới mức thu thập

Từ khóa đầu tiền mà mình chia sẻ là bạn phải “Sống dưới mức thu nhập” của bản thân.

Sở dĩ mình đưa key này trước tiên là trước đây mình chi tiêu thoải mái đến nổi kiếm được 10 triệu thì quay qua quay lại tiêu hơn 10 triệu mình kiếm được.

Có tháng tiêu vượt và phải âm nợ. Nhưng may mà có tháng thu nhập cao nó bù đắp qua cũng đỡ phần nào.

Nếu mà bạn muốn sau này tích lũy được tiền bạc thì phải nhớ kỹ từ khóa này, mình đã từng mắc lỗi này khá nghiêm trọng và nó ảnh hưởng đến quá trình tự do tài chính cá nhân.

Thế nên nếu bạn kiếm được 10 đồng thì nhất định phải chi tiêu thấp nhất có thể 4,5 đồng gì đấy tùy theo mức sống của bạn. (Cái này thì tùy thuộc vào bạn nhé).

Ví dụ mà mình kiếm 10 triệu/tháng thì chỉ chi tiêu trong phạm vị 5 triệu – 6 triệu thôi.

Không sài thẻ tín dụng

Mua sắm, thanh toán online đều đặn
Mua sắm, thanh toán online đều đặn

Cái này mới quan trọng trong tài chính cá nhân nè, đa số các bạn trẻ sẽ bị dính cái bẫy này của ngân hàng.

Thẻ tín dụng quả thật là tiện lợi đấy, có vẻ sang chảnh đấy, nhưng bạn biết không? nó là cả 1 cái bẫy được vây sẵn chờ bạn đốt tiền đấy.

Trừ những trường hợp sử dụng thẻ thì lời khuyên của mình là bạn không nên dùng nó thường xuyên. Nó sẽ tạo cho bạn 1 thói quen tiêu tiền mất kiểm soát.

Và như mình đã chia sẻ Key đầu tiên là “Sống dưới mức thu nhập” mà bạn dùng thẻ tín dụng là cảm thấy sử dụng tiền không có cảm giác mất mác.

Nghĩa là bạn xài mà không thấy mình bị mất tiền, vì cà thẻ dễ dàng quá mà, nên bạn cứ thoải mái dùng thôi.

Tới ngày sao kê thẻ tín dụng mới tá hỏa là số tiền chi tiêu vượt luôn cả tiền mà bạn kiếm được, lúc đó có hối hận cũng đã quá muộn màng rồi, đấy hãy cẩn thận với thẻ tín dụng nhé!

Tốt nhất là đừng xài!

Mua đồ cũ thay vì mua mới

Nhiều anh/chị đi trước đã chỉ mình cách mua đồ cũ để tiết kiệm và tối ưu hơn. Và đúng là key này hay ho thật sự.

Trước đây mình chỉ thích mua mới, cái gì mới là thích chứ ai lại mua đồ cũ nhìn nó quê quê sao á.

Chính suy nghĩ này mà mình đã mất khá nhiều tiền cho những món đồ vô nghĩa hay nói cách khác là chả có giá trị gì cho mình sau này. Thậm chí nó còn là tiêu sản và lấy tiền của mình rất nhiều, khiến mình lao đao luôn.

Ví dụ thay vì bạn mua 1 cái máy tính mới với giá là 20 triệu thì bạn có thể mua máy cũ với giá 10 triệu. Về khả năng sử dụng mình nghĩ là đủ dùng với con máy 10tr và bạn tiết kiệm được 10tr để làm việc khác.

Cũng cùng mua đồng hồ thay vì bạn ra cửa hàng mua 1 còn casio mới toanh với giá 5tr thì có thể ra cửa hàng đồ cũ mua 1 con y chang đời cũ hơn với giá phân nữa là 2tr5.

Mình nói ở đây không phải là khuyến khích bạn dùng đồ second hand (đã qua sử dụng) mà ý mình là nếu như tài chính bạn có hạn và bạn đang trong quá trình xây dựng tài chính cho mình thì nên có phương án mua đồ tối ưu.

Thế đấy! sau này mình có tiền dư giả thì tha hồ mà có những món đồ mới.

Còn bây giờ tiết kiệm là ưu tiên hàng đầu, bạn nhé!

Tiết kiệm trước khi chi tiêu

Nếu bạn đã đọc qua cuốn sách về tài chính cá nhân thì bạn hiểu đây là một từ khóa quan trọng để đi đến sự tự do tài chính.

“Tiết kiệm trước khi chi tiêu” vấn đề nằm ở chổ bạn có tập thói quen này từ sớm hay không?

Mình đã biết và tập key này lúc 26 tuổi, khi này cũng đâu còn trẻ nữa, giá như biết sớm giờ chắc giàu rồi.

Nhưng không sau biết còn hơn không biết, biết muộn thì cũng có cái giá trị của nó.

Đại ý của từ khóa này là bạn phải trích 1 phần lương, thu nhập để cho vào quỹ tài chính cá nhân.

Ví dụ: khi có lương về 10 triệu thì bạn cần bỏ ngay vào quỹ 10% nghĩa là 1 triệu đồng để xây dựng quỹ tài chính cá nhân.

Cứ như thế tháng nào có lương, có thưởng bạn đều cho vào quỹ 10% thu nhập có được để tích lũy tư bản.

Và sau một thời gian bạn sẽ thấy quỹ tài chính này to dần lên và bạn có một số tiền lớn để đem đi đầu tư.

Tạm thời mình note lại các key chính đã chia sẻ với các bạn, dĩ nhiên là còn nhiều lắm nhưng hiện tại mình chỉ có thể viết nhiêu đây, hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn nha.

  1. Sống dưới mức thu thập
  2. Không sài thẻ tín dụng
  3. Mua đồ cũ thay vì mua mới
  4. Tiết kiệm trước khi chi tiêu

Sẽ cập nhật thêm…

Lấy dợ sớm hơn

Bạn không nghe lầm đâu, tại sao bạn phải lấy vợ sớm để tích lũy tư bản?

Khi bạn có vợ bạn sẽ có thêm 1 nguồn thu nhập nữa từ vợ mình, vậy tổng thu nhập của 2 vợ chồng sẽ cao hơn so với việc chỉ mình bạn.

Và khi cưới nhau cả 2 bên gia đình sẽ cho tiền bạn để có của cải, thế là bạn có thêm nguồn tiền để tích lũy và sau đó đem đi đầu tư, phải không nè.

Cách này là một cái gì đó khá hay ho, và chuyện gia đình vợ chồng thì đừng nên đem ra để tính toán tiền bạc, ở đây mình chỉ lấy minh họa cho sinh động thôi.

Còn việc này bạn cần tính toán lại với gia đình và đặc biệt là người bạn đời của bạn nữa nhé.

Mở sổ tiết kiệm

Mở sổ tiết kiệm

Để giữ tiền của bạn, gửi kỳ hạn không được lấy ra dù bất cứ giá nào.

Khi đó bạn có tâm thế là phải nạp tiền vào quỹ này. Không nên để tiền vào thẻ sẽ chi sài hết.

Cách này mình đã suy nghĩ đến nhiều lần và sẽ thực hiện nó cho kế hoạch tài chính cá nhân.

Việc gửi tiền vào ngân hàng là cách an toàn tuy nhiên nó sẽ không có lãi suất cao như các loại hình đầu tư tiền khác.

Ngược lại nó lại là nơi an toàn và đảm bảo nhất từ trước đến này khi nói đến đầu tư tiền.

(Nhưng bạn cũng cần lưu ý lạm phát, hãy cân nhắc kĩ thời gian để dùng tiền này đi đầu tư nhé)

Trở nên bận rộn hơn

Không có thời gian tìm hiểu và mua sắm, không có thời gian tiêu tiền.

Đó là những gì mà mình thấy và quan sát xung quanh thấy những người bạn của mình thường qua những trang shopee, tiki, lazada săn sale.

Và cuối cùng họ chi tiêu vào những thứ không quan trọng thậm thí là những thứ không cần thiết trong cuộc sống.

Và rồi bạn biết không? đến 1 thời điểm bạn sẽ chẳng còn tiền để mua những thứ mà mình thật sự cần.

Thế nên bận rộn và lao đầu vào kiếm tiền, công việc, nâng cao kỹ năng chuyên môn để không còn thời gian nghĩ đến việc mua sắm nữa.

Lời kết

Đối với riêng bản thân mình cảm thấy tài chính cá nhân là một môn rất quan trọng cần học tập và trao dồi mỗi ngày.

Mọi quyết định trong cuộc sống đều bị chi phối bởi tiền bạc. Thế nên hiểu được tiền bạc càng sớm thì bạn càng trở nên giàu có và thịnh vượng.

Mình may mắn biết nó lúc lưng lững tuổi 26 và mình biết ở ngoài kia còn nhiều bạn chưa hiểu về tài chính cá nhân.

Chính vì vậy mà Blog này mới ra đời nè, mình chia sẻ những gì mình đọc và học được để đúc kết và áp dụng cho chính cá nhân và chia sẻ cho mọi người.

Thế nhé, see you bạn vào bài viết tiếp theo!

Chúc bạn sớm tự do tài chính!

Tác giả: Nguyễn Ngọc Định – Founder Blog MrOnline.VN

Nguyễn Ngọc Định
Nguyễn Ngọc Định
Chỉ đơn giản là mình muốn ghi lại hành trình đạt được sự tự do tài chính và đạt đến sự thịnh vượng trong tiền bạc. Và có một cuộc sống mà không cần nghĩ đến tiền.

Similar Articles

Comments

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Advertismentspot_img

Instagram

Most Popular