Có phải bạn đang tìm cách tăng điểm tín dụng của mình để vay vốn ngân hàng?
Hay đơn giản là muốn nâng điểm tín dụng để trở thành khách hàng VIP của các tổ chức tài chính.
Rất nhiều bạn hỏi mình là anh ơi tại sao điểm tín dụng của em thấp vậy em sợ em check qua những cái CIC em lấy điểm tín dụng em thấp thì làm thế nào để nâng điểm tín dụng lên.
Ngoài việc sử dụng trên app CIC của ngân hàng ra để họ còn sử dụng rất nhiều những cái liên quan khác nhau để họ kiểm tra. Nhưng mà các tiêu chuẩn như là PCP hay là nhưng một số ngân hàng thì họ không sử dụng bằng người chấm nữa mà họ sử dụng máy chấm.
Ví dụ như ngân hàng VIB họ chấm họ sẽ xem xét các giao dịch khống của chúng ta chẳng hạn trên thẻ tín dụng như thế nào rồi là chúng ta trả nợ ra sao thì các bạn phải hiểu rằng lại cái vấn đề ở đây là điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải tương tác với cả cái người mà chúng ta vay (cá nhân, hoặc là ngân hàng) là người mà chúng ta và mọi người gửi tiền để tăng điểm tín dụng.
Điểm tín dụng là gì?
FICO (Viết tắt của Fair Isaac Corporation): là chỉ số để đánh gia điểm tín dụng của một người từ đó cho biết cá nhân có mức độ ưu tín tài chính tới đâu.
Ngân hàng và các công ty tài chính sẽ dựa vào điểm tín dụng để ra quyết định có nên cho cá nhân vay hay không? và vay với hình thức như thế nào là phù hợp?.
Bạn cần hiểu được điểm tín dụng sẽ được tính toán như thế nào, có các chỉ số ra sao để từ đó biết được cần cải thiện những điều gì.
- Lịch sử thanh toán (chiếm 35%). Đây là trọng số quan trọng nhất quyết định điểm tín dụng. (bạn có trả nợ các ngân hàng; công ty hay tổ chức tín dụng nào đó đúng hạn hay không? Có trả hết nợ hay không?)
- Khoản nợ tín dụng (30%) Cho biết toàn bộ khoản nợ gồm khoản vay tín chấp và khoản vay thế chấp ngân hàng cấp cho bạn. Nếu bạn chi tiêu gần hết hạn mức tín dụng, ngân hàng sẽ đánh giá là bạn có nguy cơ trả nợ trễ hạn hoặc không có khả năng trả nợ. Nếu bạn muốn hồ sơ vay vốn của mình được chấp nhận thì tỷ lệ này cần phải duy trì ở mức trung bình.
- Thời gian mở tài khoản tín dụng (15%).Chính là thời gian khoản tín dụng được mở. Nếu thời gian quan hệ tín dụng càng lâu, bạn càng được đánh giá cao.
- Khoản vay tín dụng mới (chiếm 10%). Đây là mức độ mở tài khoản mới và những khoản vay mới của bạn. Việc mở một tài khoản mới sẽ là một điểm “xấu” trong lịch sử tín dụng của bạn.
- Các khoản vay tín dụng phối hợp (chiếm 10%).
5 Lý do nên nâng điểm tín dụng
Đừng đợi đến một giai đoạn nào đó bạn cần vốn, cần tiền để mở rộng kinh doanh đi vay vốn ngân hàng thì mới hiểu được cảm giác khó khăn và nhọc nhằn.
Điểm tín dụng nó phản ảnh được mức độ khó/dễ của ngân hàng với bạn. Nó làm thước đo cho sự giao dịch và phục vụ từ phía các đơn vị tài chính.
Trước khi làm gì thì bạn cũng nên tìm hiểu chữ “WHY” trước. Nâng điểm tín dụng để làm gì?
- Thỏa mãn được điều kiện vay vốn ngân hàng
- Mức lãi suất cho vay ưu đãi, tốt nhất có thể
- Tăng hạn mức tín dụng lên cao
- Dễ dàng chấp nhận các khoản vay lớn
- Trở thành khách hàng VIP của ngân hàng, tổ chức tín dụng
7 Cách tăng điểm tín dụng ÍT NGƯỜI BIẾT
Bạn chắc chắn chưa biết được làm thế nào để nâng điểm tín dụng lên một tầm cao mới.
Giúp cho bạn ngày càng trở nên thân thiết với ngân hàng, được họ đánh giá cao và trở thành khách hàng VIP của họ trong tương lai.
Hãy xem ngay 07 cách tăng điểm tín dụng của mình chia sẻ bên dưới nhé!
Cách 1: Thanh toán, trả lãi đúng hẹn
Cái việc mà chúng ta đưa tiền cho người khác để người khác giữ sau đó là cam kết trả lãi cho chúng ta thì người ta trả lại chuẩn thì cũng là một cái việc mà giúp tăng điểm tín dụng lên.
Ví dụ cái việc mà chúng ta vay tiền của người khác sau đó tới tháng định kỳ tôi trả cả gốc cả lãi thì đây cũng là một điểm để tăng điểm tính dụng.
Cách 2: Trả nợ cũ, không nên vay nhiều khoản vay
Nhiều bạn vẫn cố tình tham gia vào các khoản vay không cần thiết vì mức ưu đãi vay tốt của ngân hàng.
Đây là một cái bẫy, chiếc phô mai luôn nằm sẵn trên chiếc bẫy chuột là thế!
Một khi bạn mất kiểm soát các khoản vay tiêu dùng, hoặc vay thế chấp thì điều tồi tệ nhất là mất khả năng chi trả các khoản lãi.
Đôi khi chỉ cần quên đi 1,2 ngày là mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ.
Cách 3: Mua sắm, thanh toán online đều đặn
Một số ngân hàng chúng ta sử dụng chính tài khoản thanh toán các bạn chuyển khoản qua lại các bạn giao dịch các bạn ra ngân hàng mở tài khoản này các bạn chuyển khoản nhưng mà chuyển khoản mua bán hàng nhiều thì khi nhận tín dụng và tăng cao đó là chuyện bình thường.
Một số ngân hàng họ sẽ dựa vào cái việc mà tôi giao dịch mua bán tôi giao dịch kinh doanh để họ tăng tín dụng bằng cách như vậy tiếp theo đó là cũng có một số người là sau khi mà có tài khoản rồi còn hệ thống kê rồi thì muốn tăng điểm tín dụng xét ngoài thêm thì họ cần phải có
- họ là chủ doanh nghiệp, có giấy phép kinh doanh hợp pháp
- họ là chủ hộ kinh doanh từ 2 năm trở lên, đóng thuế đầy đủ
- họ là chủ xe ô tô họ sở hữu ôtô họ sở hữu bất động sản
- vay mua oto vay mua bất động sản, có thể vay tín chấp nhưng mà chúng ta cần phải trả đúng thời hạn
hoặc là cái việc sử dụng thẻ tín dụng thì rất nhiều bạn quên mất nhiều ở trong cái tài khoản thanh toán của chúng ta hoàn toàn có thể tăng được sử dụng bằng cách là sử dụng tài khoản thanh toán để chuyển khoản mua đồ, mua sắm online dựa vào này ta xác định là tôi đã mua bán đồ tôi mua bán hàng có kinh doanh.
Sai lầm cần tránh: mắc phải sai lầm khi mà chuyển khoản thì nội dung chuyển khoản chung chung hoặc không rõ ràng, ví dụ như “ck”
Nội dung chuyển khoản ghi rõ ràng rành mạch đầy đủ ra tiếp theo nữa chúng ta sử dụng có một cách rất là hay khi sử dụng thẻ tín dụng thì đối với các bạn mới dùng thì thường có các khoản thanh toán còn ít nên sử dụng đều đặn.
Cách 4: Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng
Bản thân mình mình mở thường sẽ không tôi ra quá 3 thẻ tín dụng đó là nguyên tắc của mình
Có rất nhiều bạn có đến tận 5,6 thẻ tín dụng nhưng mà chỉ xài 1,2 cái những cái khác các bạn thỉnh thoảng lâu lắm này một vài tháng mới tiêu thì mình phải chia sẻ cả các bạn như thế này chúng nó không nên như vậy chúng ta nên chi tiêu đều đặn 1,2 tài khoản thôi.
Thông thường nếu bạn duy trì việc thanh toán bằng thẻ tín dụng và trả đúng hẹn thì điểm tín dụng của bạn sẽ cứ được nâng lên thôi.
Tránh trường hợp nợ tiền dù chỉ 100đ, 200đ thôi thì ngân hàng của ghi bạn vào danh sách đen (Blacklist) thì khi đó điểm tín dụng bạn bị âm.
Không quan trọng số tiền bạn thanh toán mà yếu tố đúng hạn mới quyết định điểm tín dụng bạn cao hay thấp. Đó gọi là sự uy tín.
Về nguyên tắc tài chính thì bạn đừng cố xài nhiều thẻ, tỏ vẻ mình ngon. Vấn đề người khác nhìn vào sẽ thấy ông này làm gì mà sử dụng nhiều thẻ thế, chắc là có vấn đề về tài chính, nợ nần gì đây.
Cách 5: Dùng thẻ tín dụng đúng cách
Đã bao giờ bạn tự hỏi là tại sao ngân hàng luôn khuyến khích chúng ra sử dụng thẻ tín dụng cho mọi hoạt động mua sắm, chi tiêu hưởng rất nhiều ưu đãi.
Lý do lớn nhất đó là tạo thói quen cho bạn về việc xài thẻ để thanh toán.
Bạn có đồng ý với mình khi bạn thanh toán bằng thẻ tín dụng bạn không cảm thấy quá tiếc nuối, đại loại không tiếc tiền.
Còn khi bạn cầm trên tay số tiền mà phải thanh toán thì nó lại là câu chuyên khác.
Rõ ràng như thế, nên bạn hết sức cảnh giác là cái gì nó cũng có hai mặt ở đó.
Nếu dùng thẻ tín dụng thì phải hết sức cảnh giác và luôn giữ cái đầu lạnh để giúp bạn an toàn về tài chính.
Cách 6: Tạo thói quen tốt về quản lý tài chính
Một trong những lý do khiến nhiều bạn trẻ hiện nay dễ sập bẫy tài chính là do những thói quen về tiêu dùng không kiểm soát.
Chi tiêu không có kế hoạch dẫn đến mất quyền kiểm soát các khoản phí này sẽ dồn lại trở thành ghánh nặng mà bạn không hề hay biết.
Cuộc sống có khá nhiều điều bạn cần phải chi, nhưng quan trọng bạn là người chủ động nắm bắt được các khoản chi tiêu này của mình.
Nên có một bản kế hoạch tài chính cá nhân để kiểm soát tất cả mọi thứ, không nên đợi nước tới chân mới nhảy là đã quá muộn.
Cách 7: Mua sắm, thanh toán online hộ người khác
Cuối cùng là cách mà không nhiều người biết phương pháp này vô cùng hiệu quả mà lại được người khác dễ chấp nhận.
Đại loại là nếu như đi mua sắm, ăn uống ở những nơi chấp nhận thanh toán bằng thẻ thì bạn cứ đứng ra quẹt thẻ sau đó lấy tiền mặt từ mọi người sau.
Khi đó bạn vừa được tiếng thơm vừa góp phần nâng cao điểm tín dụng khi có hành vi quẹt thẻ thanh toán đều đặn.
Đó là cách mà mình cũng hay áp dụng khi đi du lịch, mua sắm, ăn uống, tiệc tùng thì mình đều lấy ra quẹt hết sau đó nhận tiền mặt từ người khác sau cũng được.
Thanh toán giùm người khác sau đó lấy tiền mặt cũng là một cách làm hiện đại nên áp dụng.
Lời kết
Bạn vừa theo dõi xong bài viết chia sẻ 7 cách tăng điểm tín dụng lên một bậc mới trong quá trình xây dựng bản đồ tài chính cá nhân.
Hãy luôn luôn nhớ những nguyên tắc quản lý về tài chính cá nhân để giúp bạn tiến xa hơn trên con đường tự do tài chính nha.
Đây là những điều mình đã và đang làm trong nhiều năm nay, chắc nhiều bạn có những cách nâng điểm tín dụng ngân hàng tốt hơn.
Hãy chia sẻ bên dưới phần bình luận để cùng nhau học hỏi thêm những kiến thức hay ho nhé!
Chúc các bạn thành công!