Rủi ro có thể được quản lí?

Theo các bạn thì rủi ro có thể quản lý được hay không. Bạn có thể chủ động được những rủi ro xảy đến với bạn và các cơ hội kiếm ra tiền của bạn nhé.

Hãy tham khảo bài viết sau đây để bạn có thể đánh giá được mức độ rủi ro.

RỦI RO LÀ GÌ?

Rủi ro có thể được quản lí (2)

Rủi ro là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng cùng với hậu quả của nó.
Khi chúng ta bước vào cuộc chơi đầu tư, không có một sự chắc chắn nào cả.

Bạn có thể kiếm được tiền hoặc bạn cũng có thể mất tiền. Rủi ro là điều không thể tránh khỏi nhưng chúng sẽ được kiểm soát nếu bạn xác định được mức độ rủi ro mà bản thân sẵn sàng chấp nhận.

Mỗi nhà đầu tư sẽ có khẩu vị rủi ro khác nhau từ đó dẫn đến mức độ mức độ kỳ vọng lợi nhuận và các lựa chọn đầu tư tài sản tương ứng. Đừng vội đầu tư khi bạn chưa biết mức độ chấp nhận rủi ro của mình để lên kế hoạch đầu tư phù hợp, hiệu quả.

KHẨU VỊ RỦI RO ĐƯỢC CHIA THÀNH 6 CẤP ĐỘ

Rủi ro có thể được quản lí (1)

1. Rất an toàn

Nếu bạn thuộc tuýp này, khả năng chấp nhận rủi ro cực kỳ thấp hoặc bạn có rất ít thời gian nghiên cứu thị trường.

Danh mục đầu tư phù hợp lúc này nên là giữ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, bảo hiểm,…

Kỳ vọng lợi nhuận trung bình: 7%/ năm.

2. Thận trọng

Bạn có xu hướng chăm sóc những gì đang có, kỹ lưỡng, cân nhắc trước những sự lựa chọn về tài sản đầu tư và không thích chấp nhận rủi ro.

Danh mục đầu tư phù hợp bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu, bảo hiểm, cổ phiếu có rủi ro thấp (cổ phiếu Bluechip),…

Kỳ vọng lợi nhuận trung bình: 8%/ năm.

Rủi ro có thể được quản lí (4)

3. Thận trọng vừa phải

Bạn vẫn quan tâm đến tiềm năng tăng trưởng vốn, nhưng không muốn có những biến động về hiệu suất trong ngắn hạn.

Danh mục đầu tư phù hợp bao gồm: tiết kiệm ngân hàng, trái phiếu, vàng, cổ phiếu niêm yết,…

Kỳ vọng lợi nhuận trung bình: 10%/ năm.

4. Cân bằng

Bạn sẵn sàng đối phó với những biến động ngắn hạn về hiệu suất để thu được lợi nhuận kỳ vọng cao hơn trong dài hạn.

Danh mục đầu tư phù hợp bao gồm: cổ phiếu niêm yết, trái phiếu, tiết kiệm, tiền gửi, vàng,…

Kỳ vọng lợi nhuận trung bình: 12%/ năm.

Rủi ro có thể được quản lí (3)

5. Tăng trưởng

Bạn sẵn sàng chấp nhận những biến động ngắn hạn về hiệu suất để thu được lợi nhuận kỳ vọng lớn hơn. Thường tập trung vào những tài sản có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn.

Danh mục đầu tư phù hợp: cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu chu kỳ, trái phiếu, vàng, tiền gửi tiết kiệm, crypto,…

Kỳ vọng lợi nhuận trung bình: 14%/ năm.

6. Tăng trưởng mạnh

Bạn biết kênh đầu tư sẽ có những biến động và hiệu quả hoạt động trong ngắn hạn. Sẵn sàng đầu tư vào các tài sản có mức rủi ro cao.

Danh mục đầu tư phù hợp: Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, những tài sản tăng trưởng, crypto,…
Kỳ vọng lợi nhuận trung bình: 18%/ năm.

Tóm lại, bạn cần nắm thật chắc “cái được và mất” của mỗi cấp độ khẩu vị rủi ro. Từ đó, bạn mới có thể đưa ra lựa chọn và dám chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình.

Khi đã xác định được khẩu vị rủi ro của bản thân, bạn nên kiên định và giữ vững lập trường. Cuối cùng, “Rủi ro lớn nhất đó là không làm gì cả”.
————————————–
Nội dung kiến thức mình học được từ khóa WI – Wealth Intelligence của AFA, đúc kết lại cùng với đọc và tham khảo nhiều tài liệu để tổng hợp thành bài viết, chuyển thể thành hình ảnh, đơn giản, dễ hiểu nhất. Mong bài viết có ích, cảm ơn mọi người.
————————————–
Nguồn: Nhi Hồ, công việc hiện tại là Financial Advisor (Cố vấn Tài chính cá nhân) tại công ty FIF Holdings.

Nguyễn Ngọc Định
Nguyễn Ngọc Định
Chỉ đơn giản là mình muốn ghi lại hành trình đạt được sự tự do tài chính và đạt đến sự thịnh vượng trong tiền bạc. Và có một cuộc sống mà không cần nghĩ đến tiền.

Similar Articles

Comments

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Advertismentspot_img

Instagram

Most Popular